Ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập

Ngành công nghiệp trong bối cảnh hội nhập

Ngày đăng: 24/06/2023 09:32 AM

    Nhằm tăng cường thêm cơ hội và tạo đà phát triển ngành công nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam cần nhiều hơn nữa những hoạt động xúc tiến cơ hội hợp tác đầu tư, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, cách thức sản xuất và phát triển mối liên kết sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài.
    Chú thích ảnh
    Sản xuất linh kiện nhựa tại Công ty cổ phần công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên (Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu/TTXVN
    Đáp ứng tiêu chuẩn hội nhập

    Trên thị trường toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, sản phẩm công nghệ đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải đảm bảo 9 trụ cột công nghệ tạo nên nền tảng cho công nghiệp 4.0 gồm: Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn, robots tự động hóa; mô phỏng; tích hợp hệ thống ngang và dọc; công nghệ vạn vật kết nối (Iot); an ninh mạng; đám mây; sản xuất bồi đắp; tăng cường tính thực tế. Chính vì vậy, muốn tăng cơ hội canh tranh, doanh nghiệp cần bắt kịp sự phát triển của ngành và sự chuyển động của thị trường toàn cầu.

    Ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty Informa cho hay, công nghệ đã chứng minh được tầm quan trọng, giúp nâng cao công suất cạnh tranh toàn cầu đối với nhà sản xuất ở Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp đóng góp 50% GDP của cả nước. Đây cũng là ngành được Việt Nam quan tâm và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

    Khi có ý tưởng mới, sản phẩm mới, doanh nghiệp cần giải pháp hiện thực hóa và đưa ra quy trình sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp. Sản phẩm mới sẽ tác động đến toàn bộ chuỗi giá trị của ngành công nghiệp; trong đó có thể kể đến những lĩnh vực công nghiệp chính xác, cơ khí…

    Trong thời gian tới, doanh nghiệp phải chủ động cải thiện quy mô và công nghệ sản xuất, kết nối những đối tác chuyên nghiệp… để ngành công nghiệp vươn xa hơn và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty Informa khuyến nghị.

    Để làm được điều này, một số chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp phải vượt qua thách thức trong sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu, chưa bắt kịp công nghiệp tiên tiến như in 3D, robot… Ngành công nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nội địa đang gặp nhiều khó khăn trong số hóa và kết nối dữ liệu trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghiệp và thiết bị thông minh trên dây chuyền sản xuất.

    Trước làn sóng của cuộc cách mạng 4.0 và toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp chủ động phát huy mọi lợi thế tận dụng cơ hội để phát triển năng lực cạnh tranh bằng việc đáp ứng tiêu chuẩn hội nhập. Thị trường thương mại tự do, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư đúng mức trong nghiên cứu, sản xuất những dòng máy thông minh, có khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường, chứ không chỉ đáp ứng thị trường nội địa.

    Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP Hồ Chí Minh, vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng đáng kể qua từng năm. Cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản luôn đánh giá cao thị trường Việt Nam và nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nội địa. Ở lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế về thiết bị, máy móc gia tăng năng suất, giảm thiểu chi phí... hướng đến công nghệ sản xuất hiện đại.

    Ở góc độ doanh nghiệp, ông Takahito Otsu, Tổng giám đốc Yamazaki Mazak Vietnam Co.,LTD cho biết, doanh nghiệp đã và đang tích cực thâm nhập vào thị trường Việt Nam với đa dạng dòng sản phẩm và giải pháp thông minh đã được phát triển trên mạng lưới sản xuất toàn cầu. Điển hình, những sản phẩm của Yamazaki Mazak Vietnam Co.,LTD cung cấp phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam như sản phẩm tự động hóa cao nhưng chi phí thấp, tế bào tự động nhỏ gọn, máy năng suất cao, thiết lập và vận hành dễ dàng.

    Điểm sáng từ sản phẩm nội địa

    Với tình hình kinh tế ngày càng đi vào ổn định, tăng trưởng cao trong dài hạn, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, mức sống người dân đi lên… các doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải nghĩ đến việc đưa ra giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ. Thông qua đó sẽ liên kết nhà quản lý, doanh nghiệp, khoa học… trong việc tạo động lực, tiền đề phụ trợ cho ngành công nghiệp phát triển đúng tầm và khai thác hiệu quả tiềm lực.

    Chú thích ảnh
    Dây chuyền lắp ráp xe ô tô VinFast. Ảnh: An Đăng/TTXVN
    Khi ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác; trong đó có ngành ô tô. Ghi nhận thực tế trên thị trường, có thể kể đến trường hợp Công ty ô tô Trường Hải – Thaco. Công ty này được xem là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô có quy mô lớn nhất, khép kín từ nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, đến hệ thống bán lẻ. Đặc biệt, Thaco cũng là doanh nghiệp sản xuất và phân phối đầy đủ chủng loại ô tô, gồm: xe tải, xe buýt, xe du lịch đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam.

    Thaco cung cấp đầy đủ phân khúc từ trung cấp đến cao cấp; trong đó đối với xe du lịch có 5 thương hiệu: Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Peugeot (Pháp), BMW (Đức), Mini Cooper (Anh), luôn dẫn đầu thị trường và có thị phần xấp xỉ 40%. Đáng chú ý, trong tháng 7/2019 vừa qua, Thaco đã chính thức giới thiệu đồng loạt ba mẫu xe mới BMW X7, X5, X3 hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam và khai trương tổ hợp showroom 3 thương hiệu BMW - BMW Mini và BMW Motorrad tại Tp. Hồ Chí Minh.

    CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TRUNG LONG

    Địa Chỉ: Tổ 2 KP Phú Thạnh P.Mỹ Xuân TX Phú Mỹ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

    Email: cktrunglong@gmail.com

    Hotline: 0908 366 425

    Website: cokhichinhxacphumy.com